Làm rõ cho câu hỏi công nghệ đằng sau blockchain là gì đã được các nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta giới thiệu từ năm 1991 khi ột giải pháp thực tế về mặt tính toán để đánh dấu thời gian các văn bản số giúp chúng không thể bị lùi ngày về trước hoặc can thiệp vào.
Theo đó, hệ thống đã sử dụng một chuỗi gồm các block được bảo mật bằng mật mã để lưu trữ các văn bản được đánh dấu thời gian. Năm 1992, các cây Merkle đã được tích hợp vào thiết kế, khiến nó trở nên hiệu quả hơn bằng cách cho phép một khối có thể tập hợp một vài văn bản.
Tuy nhiên, công nghệ này đã không được sử dụng thời gian dài sau đó và bằng sáng chế này đã hết hạn vào năm 2004, bốn năm trước khi Bitcoin và Blockchain chính thức ra đời.
Những đặc điểm chính của công nghệ Blockchain
Đặc điểm nổi bật nhất của công nghệ Blockchain là không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
- Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
- Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
- Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng Thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.
Cấu trúc của Blockchain
Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu rõ về blockchain và thuật toán của nó hoạt động như thế nào, ta cần nắm được năm định nghĩa hay đặc điểm sau:
- Chuỗi khối (blockchain)
- Thuật toán đồng thuận hay cơ chế phân tán đồng đẳng (Distributed)
- Tính toán tin cậy (trusted computing)
- Hợp đồng thông minh (smart contracts)
- Bằng chứng công việc (proof of work).
Những đặc điểm chính của công nghệ Blockchain trên cùng với mô hình tính toán của nó chính là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán về sau.
Ứng dụng thực tế của Blockchain?
Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch mà không cần sự chứng kiến của bên thứ ba tin tưởng (như các giao dịch truyền thống). Hay nói các khách, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời các ứng dụng sử dụng nền tảng hợp đồng thông minh và xác thực tự động một cách tin cậy.
Nhiều quốc gia đang rất quan tâm đến công nghệ Blockchain và ban hành nhiều chính sách liên quan tạo môi trường thúc đẩy, phát triển công nghệ mới này. Nhiều cơ quan nhà nước trên thế giới đã có kế hoạch đầu tư vào blockchain để quản lý các giao dịch tài chính, tài sản, hợp đồng và việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức trong những năm tới.
Ví dụ, tại quốc gia Georgia, cơ quan quản lý đất đai quốc gia đã chuyển việc đăng ký quyền sở hữu đất sang blockchain và hệ thống này hiện đang xử lý 160.000 hồ sơ (theo Economist).
Estonia, chính phủ đã áp dụng công nghệ blockchain để bảo mật hồ sơ y tế và quản lý cơ sở dữ liệu của chính phủ;
Nga, ngân hàng Nhà nước Sberbank của nước này đã công bố rằng họ đang hợp tác với Cơ quan chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) để thực hiện chuyển giao tài liệu và lưu trữ thông qua blockchain; …
Tại Việt Nam, việc sớm nghiên cứu và áp dụng công nghệ này cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam chủ động bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Hiện công ty cổ phần MISA đã có giải pháp hóa đơn điện tử áp dụng thành công blockchain.
Trên toàn thế giới công nghệ Blockchain đang được triển hai nghiên cứu rầm rộ và các ứng dụng phát triển rất nhanh chóng. Theo đó nhiều nhất là các ứng dụng thương mại điện tử, mua sắm thông minh, tài chính, ngân hàng, bảo mật, nhanh chóng và an toàn. Các ứng dụng ICO huy động vốn toàn cầu, streaming nhạc, video trực tuyến, mạng xã hội, ứng dụng hồ sơ y tế, bảo hiểm, quản lý ADN, ứng dụng bầu cử…