Nhắc đến bitcoin và tiền điện tử (cryptocurrency) người ta vẫn còn thắc mắc, tò mò về loại tiền được cho là “tiền ảo” này. Vậy tại sao đồng tiền ảo bitcoin lại có sức hút khủng khiếp đến thế? Liệu nó có đơn giản chỉ là tiền ảo? Nền tảng công nghệ đặc biệt nào đứng đằng sau Bitcoin?
Blockchain là gì?
Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đang ập đến như bão, Blockchain được xem là một công nghệ đột phá và dẫn đầu cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai.
Blockchain – nền tảng công nghệ đứng sau Bitcoin đã chứng minh được giá trị lớn hơn chỉ là một đồng tiền mật mã, hơn hết nó có ý nghĩa đối với hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy vậy vẫn còn những sự nhầm lẫn vẫn thậm chí đối với các chuyên gia về cách hoạt động của blockchain.
Ứng dụng công nghệ Blockchain có thể giúp nhiều doanh nghiệp cải thiện các giao dịch số, tuy nhiên chưa nhiều người thực sự hiểu được thực sự nó là gì.
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau bằng mã hóa và có thể mở rộng theo thời gian.Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì thì việc thay đổi nó là không thể.
Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ Blockchain. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.
Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng (Peer to peer) và một hệ thống dữ liệu phân cấp. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác.
Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, nền tảng blockchain là một trong những xu hướng công nghệ mang tính đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và làm thay đổi căn bản mọi cách thức vận hành truyền thống.
Blockchain ra đời như thế nào?
Công nghệ Blockchain và tiền điện tử là những khái niệm phức tạp vì vậy hãy thử tưởng tượng một tình huống đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu hơn về nguồn gốc ra đời của bitcoin – sản phẩm đầu tiên của công nghệ blockchain.
Chúng ta hiện tại vẫn đang giao dịch hàng ngày bằng tiền giấy truyền thống và việc cầm tờ tiền trên tay khiến bạn tin chắc rằng nó có giá trị thật và có thể đem ra trao đổi lấy hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, nếu ai đó gửi tiền cho bạn và nói là đã chuyển thì liệu bạn có tin vào giao dịch khi chưa được tận tay cầm nắm số tiền không?
Về căn bản, blockchain là công nghệ cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin nhờ các khối được liên kết với nhau và có thể mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin giao dịch và được liên kết với các khối trước đó tạo thành một chuỗi không thể tách rời.
Blockchain được thiết kế để nó không thể bị thay đổi theo bất kỳ cách nào. Dữ liệu trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống.
Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin giao dịch.
Với những đặc điểm kể trên, các chuyên gia tin rằng blockchain sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.
Thông thường, chúng ta đang phải phụ thuộc vào các tổ chức trung gian, chẳng hạn như các ngân hàng, các cổng thanh toán online,… uy tín để xác nhận giao dịch. Những tổ chức trung gian này lưu trữ lại thông tin chi tiết của tất cả các giao dịch, họ có quyền kiểm soát, theo dõi mọi hoạt động giao dịch của bạn. Hình thức này trở nên vô cùng tốn kém khi mà mỗi phút trôi qua lại có hàng triệu giao dịch được thực hiện. Theo ước tính của tờ Economist, các ngân hàng trên thế giới đã thu tới 1,7 nghìn tỷ USD tiền xử lý giao dịch trong năm 2014 – tương đương với 2% GDP toàn cầu! Đặc biệt, quyền lực này ngày càng tập trung chủ yếu vào tay chính phủ và ngân hàng trung ương bởi chỉ họ mới có khả năng in tiền giấy.
Blockchain và tiền điện tử
Đồng tiền phổ biến nhất hiện nay và cũng là đồng tiền điện tử đầu tiên là Bitcoin.
Ưu điểm của đồng Bitcoin là không chịu sự kiểm soát của chính phủ, không lạm phát và có thể được khai thác như vàng, bạc. Bitcoin chỉ có số lượng hữu hạn (21 triệu đồng) và không thể có thêm, do vậy bitcoin được xem như một nguồn tích trữ tài sản tương tự như vàng, ngoại tệ, cổ phiếu… hơn là một đồng tiền thanh toán.
Hiện tại, mạng lưới bitcoin chỉ có thể xử lý 7 giao dịch mỗi giây, quá khiêm tốn so với mức 47.000 giao dịch mà mạng lưới VISA xử lý được. Nguyên nhân là do kích thước khối 1MB khá hạn chế trong việc mở rộng, dù vậy nhóm phát triển của Bitcoin đang cố gắng để khắc phục vấn đề này với giải pháp Ligning Network giúp cho blockchain bitcoin có thể thực hiện giao dịch một cách nhanh hơn mà không cần mở rộng kích thước khổi.
Ngoài ra hiện nay trên thị trường cryptocurrency đã có rất nhiều những đồng tiền điện tử khác với kích cỡ block linh hoạt như Ether (ETH), hoặc lớn kích thước khối 8MB như BitcoinCash … Do vậy vấn đề về tốc độ xử lý giao dịch của blockchain bitcoin hay các đồng tiền mã hóa sẽ sớm được khắc phục trong tương lai gần.
Hiện tại trên thị trường có đến gần 4000 đồng tiền điện tử khác nhau, ngoài Bitcoin còn có Ethereum, Ripple, Litecoin …. mà bạn có thể trao đổi trên các sàn giao dịch uy tín hiện nay như sàn Binance, Bittrex, Huobi …
Điều gì làm cho blockchain an toàn?
Theo công ty nghiên cứu ABI Research, Blockchain ở hữu 3 đặc tính nổi bật là cơ sở cho sự phát triển và nổi tiếng của Blockchain:
- Không thể thay đổi (dữ liệu không thể thay đổi sau khi nó được tạo ra),
- Tính minh bạch (tất cả những người tham gia có thể thấy điều gì đang xảy ra)
- Tự chủ (tự quản).
Điều này có nghĩa là không ai có thể thay đổi hồ sơ mà không có sự hiểu biết của các bên khác.
Blockchain có an toàn 100%?
Câu trả lời là có, nhưng không phải tất cả các đồng coin. Blockchain của Bitcoin hoàn toàn bảo mật và an toàn cho đến thời điểm này. Để tấn công được mạng lưới của Bitcoin cần một nguồn năng lượng rất lớn và thậm chí khoản tiền lợi nhuận đem lại không thể bù được cho khoản chi phí bỏ ra.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về Blockchain mà bạn cần biết, nếu muốn tìm hiểu chi tiết hơn về blockchain cũng như tiền điện tử, bạn có thể xem tại website bitcoinbd.org- chuyên trang kiến thức và tin tức thị trường tài chính tiền điện tử.