Là một trong những ngôi chùa có tuổi thọ cao nhất tại Việt Nam, chùa Giác Lâm nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách từ nhiều tỉnh thành khác nhau đến tham quan và hành hương hằng năm. Để có được chuyến đi ý nghĩa nhất khi đến với ngôi chùa hàng trăm năm tuổi này, bạn cần có cho mình những kinh nghiệm cũng như lịch trình cụ thể nhất. Hãy cùng VnTraveller.com đi tìm hiểu ngay bài viết nhé!
Chùa Giác Lâm – ngôi chùa cổ linh thiêng nhất tại Sài Gòn
Ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng bậc nhất Sài Gòn
Nằm tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, chùa Giác Lâm là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận vào năm 1988. Đến tham quan chùa Giác Lâm vào những ngày này, bạn sẽ cảm nhận được không khí vô cùng thanh tịnh, bình an, nơi bạn có thể thư giãn tâm hồn và hướng về cõi tâm linh.
Không khí thanh bình thích hợp cho nhu cầu du lịch tâm linh của nhiều du khách
Cư sỹ Lý Thụy Long, người Minh Hương là người đã quyên tiền xây dựng ngôi chùa này từ những năm Giáp Tý (tức năm 1744), từ đời của chùa Nguyễn Phúc Khoát. Từ khi mới xây dựng, chùa Giác Lâm có tên gọi là chùa Sơn Can, và sau này, ngôi chùa vẫn hay được người dân gọi với can tên thân thuộc là Cẩm Sơn. Sở dĩ có cái tên này vởi vì toàn bộ khuôn viên cùa chùa nằm ngay trên gò Cẩm Sơn.
Ngôi chùa được tu sửa 3 lần, đến nay có tuổi thọ hơn 300 tuổi
Cư sỹ Thụy Long cũng từng là người chuyên nghề đan đệm, tên riêng của ông lại là Cẩm. Thời xưa, chùa Giác Lâm còn hay đươc gọi là Cẩm Đệm. Vào những năm 1774, Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc đã cử đệ tử của mình là Thiên sư Tổ Tông – Viên Quang về trụ trì ngôi chùa này, từ đó đổi tiên chùa thành chùa Giác Lâm cho đến ngày nay.
Chùa Giác Lâm từng là một trung tâm đào tạo kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định. Đó là những năm dưới thời của thiền sư Viên Quang, còn những năm dứi thời thiền sư Minh Khiêm, đây còn là một trong những địa chr in ấn, sao chép về kinh sách, khắc bản gỗ kinh, diễn Nôm sách phật giáo,…
Tham quan công trình kiến trúc cổ kính bậc nhất của chùa Giác Lâm
Mái chùa được khắc họa rất nhiều chi tiết hoa văn tỉ mỉ
Công trình xây dựng chùa Giác Lâm từng được tu sửa 3 lần, hiện nay, nơi đây có lối kiến trúc hình chữ tam với 3 dãy nhà ngang nối liền nhau. Những cột trụ tam quan được thiết kế khắc họa những câu đối chữ Hán – du khách đến đây có thể cảm nhận rõ và chi tiết được nét cổ kính, linh thiêng của ngôi chùa này. Những bức tượng cổ quý hiếm tại chùa
Nhiều du khách còn ấn tượng với kết cấu hai nếp nhà tứ trụ theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Hình ảnh mái chùa với những sống mái đều thẳng, gồm 4 vạt cũng sẽ là một điểm nhấn linh thiêng, cổ kính mà bạn có thể lưu giữ lại khi đến tham quan chùa Giác Lâm.
Không gian phật giáo tiêu biểu tại Sài Gòn
Đến với chùa Giác Lâm, bạn không nên bỏ qua khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, giảng đường và trai đường. Khu vực này được thiết kế theo bố cục hình chữ nhật. Trước chánh điện cũng có sân – tại đây, du khách có thể dâng hương và tham quan các công trình kiến trúc cổ kính, bạn cũng có thể thư giãn ngay trong chùa với thiên nhiên vô cùng xanh mát và trong lành. Cổng chùa ở một góc nhìn khác
Chính điện của chùa Giác Lâm được thiết kế theo kiểu nhà dân gian truyền thống bao gồm ha chai, bốn cột chính – hình ảnh này tạo nên một không gian truyền thống hết sức quen thuộc và gần gũi.
Ngôi chùa có không gian vô cùng thanh bình tuyệt vời
Bên cạnh đó, du khách đến đây còn có thể tận mắt chiêm những những pho tượng , những bức tượng cổ quý hiếm trong chùa, tham quan vườn tháp tổ. Hiện nay chùa Giác Lâm nổi tiếng với các công trình chạm gỗ như: 23 bao lam chạm lộng, 86 câu đối thiếp vàng công phú, 23 bức hoành phi và 46 bàn thờ và nhiều đồ thờ cổ, pháp khí.
Khu vực điện phật
Nếu bạn đang lên kế hoạch đến với chùa Giác Lâm, bạn có thể lựa chọn thời điểm vào ngày rằm hàng tháng, lễ Vu lan, Tháng Giêng bởi vì những ngày này, chùa thường mở lễ hội lớn, các tăng ni phật tử cũng đến đây hành hương tạo không khí náo nhiệt và đông đúc.
Bảo tháp xá lợi
Bạn có thể di chuyển đến chùa Giác Lâm bằng cách nào?
Với những du khách ở các tỉnh xa, họ có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu đi lại của mình như ô tô, máy bay, tàu hỏa để đến với TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bạn có thể di chuyển bằng taxi hoặc xe máy để tiết kiệm tời gian, nếu di chuyển bằng phương tiện này, bạn nên xem bản đồ để đến được địa chỉ cụ thể nhất.
Bên cạnh đó, nếu có nhiều thời gian hơn, bạn cũng có thể đi xe buýt tuyến 38, xuất phát từ rường THCS Vân Đồn đến với chùa Giác Lâm.
Trên đây là một vài hướng dẫn hành hương chùa, nếu lịch trình của bạn ở lại lâu, tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch Sài Gòn để lên lịch trình du hý trọn thành phố để có nhiều trải nghiệm nhất nhé!
Tham khảo thêm: 99 Homestay Sài Gòn – TPHCM giá rẻ đẹp đáng để nghỉ dưỡng