CÔNG THỨC LÀM CÁM VIÊN CHO VẬT NUÔI ĐỦ DINH DƯỠNG

Thức ăn là một trong những vấn đề quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi. Đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn mỗi ngày thì vật nuôi mới nhanh lớn và khỏe mạnh mang lại lợi nhuận cao.

Vậy phối trộn thức ăn cho vật nuôi sao cho đúng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công thức làm cám viên cho vật nuôi đảm bảo dinh dưỡng qua bài viết sau:

  1. Vì sao bà con nên tự làm cám viên tại nhà

Các loại cám công nghiệp trên thị trường dù đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng lại tiện dụng trong quá trình dùng, nhưng vẫn có một số nhược điểm sau:

  • Chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản lâu dài sẽ gây hại đến vật nuôi
  • Giá thành đắt đỏ biến đổi liên tục gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi

Việc tự làm cám viên tại nhà sẽ giúp bà con chủ động trong chăn nuôi và tiết kiệm được một khoản kha khá vì:

  • Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm
  • Đảm bảo dinh dưỡng, không chất phụ gia bảo quản
  • Giá thành phải chăng không còn phải lo lắng khi giá cám tăng

2. Công thức làm cám viên cần những nguyên liệu gì ?

Để tiết kiệm và chủ động trong việc cung cấp thức ăn thì bà con có thể tận dụng ngay các phụ phẩm nông nghiệp từ trồng trọt và các loại tôm, cua, cá… Các loại nguyên liệu này hoàn toàn có sẵn hoặc dễ dàng tìm kiếm đối với các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm:

  • Nguyên liệu giàu dinh dưỡng góp phần tạo thịt, sữa và trứng, đồng thời cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống như: ngô, khoai, thóc, hạt ngũ cốc…
  • Nguyên liệu cung cấp chất đạm: cá tạp, tôm, cua, ốc, trùn quế… và các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: đậu tương, khô dầu lạc, vừng…
  • Nguyên liệu giàu vitamin: rau, cỏ voi, bèo tây, cỏ ghine… giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Các nguyên liệu trên cần được lựa chọn cẩn thận tránh các nguyên liệu có hiện tượng nấm mốc hoặc bị hỏng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi.

3. Pha trộn công thức làm cám viên cho vật nuôi sao cho đúng

Đối với các hộ chăn nuôi, trang trại quy mô nhỏ, lẻ thì việc cung cấp thức ăn vô cùng đơn giản. Chỉ cần chút thóc gạo, cơm nguội,.. là có thể cung cấp đủ cho vật nuôi.

Đối với những hộ chăn nuôi, trang trại quy mô vừa và lớn thì nhu cầu về dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của vật nuôi cần được chú trọng hơn.

Khi pha trộn các loại nguyên liệu tinh bột ( bột cám, bột ngô, bột gạo..) nguyên liệu xanh ( rau, cỏ, cua, cá, ốc…) cần đảm bảo hỗn hợp nguyên liệu được trộn đền và giữ tỷ độ ẩm để tạo độ kết dính.

Lưu ý:

  • Các nguyên liệu thô như rau, chuối nên cho vào máy băm nhỏ trước
  • Đối với nguyên liệu thô: ngô hạt, thóc, gạo…. nên cho vào máy nghiền thành dạng bột cám
  • Đối với nguyên liệu khác như: cua, cá, ốc.. nên cho vào máy xay nhỏ

Những thành phẩm sau khi chế biến qua sẽ giúp vật nuôi dễ ăn – dễ hâp thụ hơn. Bà con có thể trộn đều rồi cho vật nuôi dùng ngay hoặc cho vào máy ép cám viên để tạo thành viên rồi dùng dần.

4. Công thức làm cám viên cho vật nuôi đảm bảo dinh dưỡng

4.1 Công thức làm cám viên cho gà

a) Công thức trộn cám viên cho gà con

Nguyên liệuTỷ lệ
Gạo tấm14 %
Bột cá14,5%
Bánh dầu10 %
Mày đậu xanh10%
Bột xương0,5 %
Bột sò0,5 %
Muối bột0,5 %

b) Công thức trộn cám viên cho gà đẻ

Nguyên liệuTỷ lệ
Bột ngô45 %
Cám gạo20 %
Bột thịt8 %
Bột cá7 %
Bánh dầu10 %
Bột xương0,5 %
Muối bột0,5 %
Bột sò2 %
Tỷ lệ

c) Công thức trộn cám viên cho gà thịt

Nguyên liệuTỷ lệ
Bột ngô50 %
Cám gạo28 %
Bột cá5 %
Bánh dầu10 %
Bột dầu dừa5 %
Bột xương0,5 %
Bột sò1 %
Muối bột0,5 %

d) Công thức trộn cám viên cho gà giò

Nguyên liệuTỷ lệ
Bột ngô40 %
Cám gạo20 %
Gạo tấm10 %
Bột cá5 %
Bột thịt5 %
Bánh dầu10 %
Bánh dầu dừa8 %
Bột xương1 %
Vôi chết0,5 %
Muối bột0,5 %

4.2 Công thức làm cám viên cho vịt

a) Công thức trộn cám vien cho vịt con

Nguyên liệuTỷ lệ
Bột ngô40 -50%
Cám gạo20 – 30 %
Khô dầu18 %
Bột cá/ Bột đầu tôm10 %
Bột xương10 %
Vitamin ADE, Premix khoáng 101 %
Tỷ lệ trộn
b) Công thức trộn cám viên cho vịt thịt, vịt giò
Nguyên liệuTỷ lệ trộn
Bột ngô40 -50 %
Cám gạo25 -30 %
Khô dầu15 %
Bột cá/ Bột đầu tôm10 %
Vitamin ADE, Premix, Khoáng1 %
40 – 50 %
20 – 30 %
c) Công thức trộn cám viên cho vịt đẻ18 %
10 %
Nguyên liệuTỷ lệ trộn
Bột ngô40 – 50%
Cám gạo25 – 35 %
Khô dầu18 %
Bột cá/ Bột đầu tôm5 – 7%
Bột xương/ Vỏ trứng2 %
Vitamin ADE, Premix khoáng1 %
10 %
1 %

4.3 Công thức làm cám viên cho lợn

a) Công thức làm cám viên cho lợn con

Nguyên liệuLợn 10 – 30 kgLợn 31 – 60 kg
Bột sắn0 %10 %
Bột ngô33 %28 %
Tấm33 %10 %
Cám gạo5 %24 %
Bột đậu tương13 %25,5%
Khô dầu đậu nành0 %0 %
Khô dầu lạc9 %0 %
Bột cá4,5 %0%
Bột sò1 %1 %
Muối ăn0,5 %0,5 %

b) Công thức làm cám viên cho lợn trên 60 kg

Nguyên liệuTỷ lệ
Bột sắn21 %
Bột ngô26,8 %
Tấm5 %
Cám gạo25 %
Bột đậu tương17 %
Khô dầu đậu nành0 %
Khô dầu lạc
Bột cá
Bột xương
Bột sò
Muối ăn

c) Công thức phối trộn thức ăn cho lợn nái chửa và lợi nái nuôi con

Nguyên liệuTỷ lệ
Ngô hạt60 %
Gạo, tấm25 %
Cám gạo30 %
Bột sắn khô25 %
Rỉ mật5 %
Khô đậu tương20 %
Hạt đậu tương25 %
Khô dầu lạc10 %
Khô dầu dừa5 %
Bột cá có tỷ lệ đảm 60 %5 %

4.4 Công thức phối trộn thức ăn cho bò

a) Công thức phối trộn thức ăn cho bò thịt

Nguyên liệuCông thức 1Công thức 2
Bột sắn kho8060
Bột ngô hoặc tấm025
Cám gạo00
Khô dầu lạc hoặc đậu tương127
Bột cá00
Rỉ mật55
Ure11
Muối ăn11
Bột xương11

b) Công thức phối trộn thức ăn cho bò sữa

Nguyên liệuCông thức 1Công thức 2
Bột sắn1030
Bột ngô3010
Cám gạo hoặc tấm3525
Khô dầu các loại1020
Bột cá100
Bột thân, lá lạc010
Rỉ mật02
Ure0,50,5
Muối ăn01
Bột xương41
Premix khoáng và vitamin0,50,5

5. Tự làm cám viên tại nhà có đảm bảo dinh dưỡng không ?

Có. Vì dinh dưỡng thức ăn của vật nuôi nằm ở nguyên liệu chứ không phải ở chiếc máy ép viên. Chiếc máy là công cụ hỗ trợ bà con làm ra viên cám. Thay vì chỉ trộn nguyên liệu rồi cho vật nuôi ăn trực tiếp thủ công như trước đây, thì việc đưa hỗn hợp vào ép tạo thành viên đem lại nhiều lợi ích hơn:

  • Vật nuôi dễ ăn – tăng khả năng hấp thụ
  • Viên cám sau khi ép có thể cho vật nuôi dùng ngay hoặc phơi khô dùng dần
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí chăn nuôi

6. Viên cám sau khi ép có chín không ?

Viên cám tự làm tại nhà sau khi ép có độ ấm nóng tuy nhiên chúng chưa chín được hoàn toàn ( vì nguyên liệu ép đa phần là nguyên liệu sống). Bà con có thể cho vật nuôi dùng ngay hoặc phơi khô dùng dần.

Thời gian bảo quản viên cám để được trong khoảng 2 – 4 ngày.

7. Một số nguyên tắc trong sử dụng thức ăn phối trộn

a) Vật nuôi loại nào thì sử dụng thức ăn của loại đó

Thành phẩn dinh dưỡng của các loại thức ăn tinh phối trộn khác nhau. Do đó, cần phải được sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích. Ví dụ:

+ Gia súc con đang lớn

+ Gia súc đang nuôi vỗ béo cần cung cấp các loại thức ăn giàu năng lượng

Lượng thức ăn tinh phối trộn cung cấp cho một con trong 1 ngày phải dựa trên nhu cầu để đảm bảo tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

b) Thay đổi thức ăn

  • Không nên thay đổi thức ăn, khẩu phần ăn và chế độ ăn cho gia súc, gia cầm một cách đột ngột vì có thể làm con vật kém ăn, rối loại tiêu hóa
  • Khi cần thay đổi thức ăn, nên thay đổi dần trong vài ngày theo cách sau:
NgàyThức ăn cũ (%)Thức ăn mới (%)
175 %25 %
250 %50 %
325%75 %
40 %100 %

8. Làm sao để bảo quản và sử dụng thức ăn phối trộn đúng cách

  • Nên bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, mát mẻ, có mái che và cần kê cao để tránh nhiễm mốc gây bệnh
  • Tránh để chuột, bọ phá hỏng thức ăn
  • Nên sử dụng thức ăn đã phối trộn trong vòng 7 ngày

Trên đây là những chia sẽ về công thức làm cám cung cấp đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Hy vọng bài viết cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích.

 

4.2/5 - (6 bình chọn)