Giải quyết bài toán khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu

Trước đó, những quy định hạn chế hoặc cấm một số danh mục phế liệu nhập khẩu được cho là đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Mới đây văn phòng chính phủ vừa có thông báo kết luận về việc tháo gỡ những khúc mắc này để doanh nghiệp yên tâm sản xuất phục vụ nhu cầu người dân.

Báo động tình trạng ùn ứ phế liệu nhập khẩu

Tính đến ngày 6 tháng 9, số lượng container phế liệu nhập khẩu tồn đọng tại các cảng Việt Nam được thống kê sơ bộ là 15.420 container. Trong đó có đến khoảng 4.900 container đã tồn đọng trên 90 ngày. Vấn đề này đã được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngăn chặn và hạn chế. Cụ thể, các cấp, các ngành phải can thiệp để không tự biến Việt Nam thành bãi rác thải, phá hủy môi trường sống của người dân.

Bên cạnh đó, cần điều tra, giải quyết các trường hợp doanh nghiệp có container phế liệu nhập khẩu tồn tại cảng mà không đến nhận. Bởi những lô hàng khổng lồ này đang hàng ngày xâm chiếm không gian lớn tại các cảng và bốc mùi ảnh hưởng không ít đến không khí, môi trường sống. Cùng với việc này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân, khởi tố những vụ vi phạm luật bảo vệ môi trường bằng nhập khẩu phế liệu trái phép. Xử lý nghiêm những doanh nghiệp này có tác dụng răn đe và đưa mọi thứ vào khuôn khổ siết chặt hơn.

Bộ Tài nguyên và môi trường được chỉ đạo làm rõ tác động của từng sản phẩm phế liệu nhập khẩu. Qua đó có thể nêu rõ cơ sở cần thiết để có danh mục phế liệu được phép nhập, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để mang vào lãnh địa, lãnh hải Việt Nam với tinh thần hạn chế tối đa. Việc này góp phần giảm thiểu tình trạng lợi bất cập hại do lạm dụng nhập khẩu phế liệu sản xuất để mang rác thải vào trong nước. Trước đây có nhiều loại phế liệu không thiết yếu, không phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vẫn được nhập ồ ạt khiến tình trạng dư thừa rất phổ biến.

Bộ Giao thông vận tải được chỉ đạo phối hợp với một số cơ quan chức năng và các địa phương trong việc xử lý tiêu hủy, di dời các container phế liệu nhập khẩu đang lưu tại các cảng. Mặt khác, cần rà soát chặt chẽ lại tất cả các giấy phép còn hạn ngạch để cho phép hoạt động trong lĩnh vực. Giấy phép mới sẽ không được cấp mới cho doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Bộ Tài nguyên và môi trường tiến hành kiểm tra, rà soát việc cấp giấy phép trong thời gian qua. Đồng thời phải xử lý nghiêm những trường hợp doanh nghiệp vi phạm và những cán bộ có liên quan.

Những việc làm thiết thực như điều tra nguyên nhân các doanh nghiệp không đến nhận hàng tồn, giải phóng các container tồn đọng, xử lý các trường hợp vi phạm luật bảo vệ môi trường và giấy phép không hợp pháp,… đều cần được thực hiện nhanh chóng. Bên cạnh giúp giải phóng mặt bằng tại các cảng, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn thiếu nguyên liệu sản xuất thì đây cũng là giải pháp nhanh để cứu nguy cho môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang siết chặt hạn mục nhập khẩu phế liệu thì Việt Nam cũng nên học hỏi các bạn láng giềng như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,…

Nới lỏng thủ tục cho phế liệu nhập khẩu

Theo kết luận của văn phòng chính phủ, các bộ, ngành cần tập trung hoàn thiện sớm các văn bản pháp luật liên quan. Trong số các nội dung sẽ triển khai thực hiện có việc rà soát lại những văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo cơ sở pháp lý. Mục đích là để quản lý tốt hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, thuận lợi hơn cho công tác giám định, giám sát đúng chức năng được giao.

Bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Tài chính, bộ Giao thông vận tải được chỉ đạo của phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trong việc chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan xem xét kiến nghị của Hiệp hội nhựa Việt Nam. Bên cạnh đó các cơ quan này cũng có nhiệm vụ làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phục vụ sản xuất để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như giải phóng hàng tồn đọng là hàng chục nghìn container phế liệu tại các cảng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Đối với bộ Công thương, nhiệm vụ là chủ động rà soát các quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam. Từ đó chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng để xem xét kiến nghị của Hiệp hội nhựa Việt Nam để xây dựng chiến lược phát triển ngành nhựa. Ưu tiên trên hết là phát triển sản xuất trong nước cũng như  xuất  khẩu. Ngoài ra cơ quan này có nhiệm vụ rà soát các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết cũng như tham gia có liên quan đến việc tái chế phế liệu.

Trong cuộc họp trước đó do phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì, có sự góp mặt của các bộ như bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Khoa học và công nghệ, bộ Công thương, bộ Tài chính, bộ Giao thông vận tải, bộ Tư pháp. Cuộc họp bàn về một số chính sách liên quan đến nhập khẩu phế liệu. Các bên đã cùng lắng nghe ý kiến trực tiếp tại thời điểm đó để phó thủ tướng xem xét, đưa ra quyết định để giải quyết các vấn đề tồn đọng.

Đơn vị thu mua phế liệu nhập khẩu uy tín tại Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, nếu nói đến doanh nghiệp có đủ năng lực và và nguồn lực đảm bảo cho việc nhập khẩu và tái chế phế liệu từ nước ngoài về thì không thể không nhắc đến công ty thu mua phế liệu Hùng Phát. Đây được xem là 1 đơn vị đầu ngành ở lĩnh vực phế liệu Việt Nam. Không chỉ thu mua phế liệu nhôm, đồng, sắt thép, inox , nhựa, giấy.v.v.. ở trong nước mà cả nước ngoài nhập khẩu về với số lượng đều đặn hàng tháng. Với đội ngũ nhân viên đông đảo và chuyên nghiệp cùng với các đối tác trong và ngoài nước Hùng Phát đã trở thành địa chỉ quen thuôc cho các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu bán phế liệu.

Các đơn vị hoặc cá nhân có nhu cầu mua bán hoặc nhập khẩu phế liệu có thể liên hệ theo thông tin sau:

Công ty Thu Mua Phế Liệu Hùng Phát

Địa chỉ: 48 Đường số 18, Phường Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 093.40.999.39

Website: https://phelieuhungphat.vn

Rate this post