Nuôi mèo cảnh đang trở thành xu thế ở Việt Nam, các giống mèo thường được nuôi nhất như mèo exotic , mèo Munchkin , mèo anh … đang dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết
Vì thế vấn đề phát sinh từ việc nuôi chúng đang dần trờ nên phổ biến, một trong những vấn đề ấy là mèo cắn, bị mèo cắn khi nuôi chúng là một điều thường xuyên xảy ra, và ai cũng sẽ bị ít nhất một lần bị chính thú cưng của mình cắn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phải xử lý vết thương này như thế nào, đặc biệt khi mới lần đầu gặp trường hợp này.
Hãy cùng tham khảo ngay cách xử lý vết thương khi bị mèo cắn ngay dưới đây để không xảy ra bất kì trường hợp đáng tiếc nào nhé.
1. Đối với những vết cắn nhẹ – có thể tự xử lý tại nhà
Khi mới bị mèo cắn, bạn nên đánh giá xem vết thương có nghiêm trọng hay không, bởi rất nhiều trường hợp tuy vết mèo chỉ để lại vết răng khá mờ không làm rách da hoặc có thể vết cắn khá sâu do răng nanh tạo thành. Do đó bạn cần:
– Kiểm tra vết cắn mà mèo gây ra, có vùng da nào bị rách không?
– Rửa vết cắn nếu không quá nghiêm trọng với xà phòng dịu nhẹ và nước sạch. Nên đặt vết cắn dưới vòi khoảng vài phút để rửa sạch các lớp bụi bẩn, vi khuẩn có bên trong vết cắn.
– Trong quá trình rửa nên bóp nhẹ để máu lưu thông, giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng hơn.
– Tiệt trùng vết thương để không hình thành mầm bệnh bằng cồn tẩy rửa/ dung dịch tẩy rửa có chứa I – ốt/ Oxy già.
– Bạn cũng có thể bôi thêm kem kháng sinh để tránh vết thương bị viêm nhiễm.
– Bảo vệ vết thương bằng băng cá nhân.
2. Trường hợp vết cắn nghiêm trọng hơn
Nếu vết cắn trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Những vết cắn được xem là nghiêm trọng khi:
– Các vết cắn ở trên mặt.
– Vết thương do mèo cắn tạo ra những lỗ sâu bởi răng nanh của chúng.
– Vết thương không ngừng chảy máu và chảy máu nhiều.
– Mô tại vết thương bị rách và cần được xử lý ngay.
– Vết thương ở các khu vực khớp, dây chằng, gân.
Sau quá trình thăm khám, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị sau đây:
– Khâu vết thương để vết thương ngừng chảy máu.
– Xử lý, loại bỏ các mô chết để giảm viêm nhiễm ở vết thương.
– Nếu bị cắn ở khớp, dây chằng, gân sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương.
– Có thể sẽ tiến hành phẫu thuật tại tạo nếu vết thương nghiêm trọng.
3. Xác định xem có khả năng bị viêm nhiễm hay không
Đây chính là một trong những việc quan trọng bạn sẽ phải thực hiện khi bị mèo cắn.
– Nếu không phải mèo của bạn, cần xác định xem chủ nhân của bé là ai và hỏi rõ về tình trạng tiêm chủng của bé.
– Nếu là mèo của bạn, hãy kiểm tra sổ/ hồ sơ tiêm chủng của bé để xem bé đã được tiêm đến loại vacxin nào.
– Nếu bạn bị mèo hoang cắn, cần đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm. Bởi mặc dù chúng trong khỏe mạnh nhưng vẫn có khả năng gây các bệnh viêm nhiễm cho bạn.
Nếu vết thương xuất hiện một trong các dấu hiệu như sưng, ửng đỏ, cơn đau tăng dần, sưng bạch huyết, có mủ hoặc chảy nước từ vết thương, phát sốt và thường xuyên cảm thấy bị lạnh, run rẩy thì bạn nên đến bệnh viện ngay bởi có thể bạn đã bị viêm nhiễm tại vết thương bị mèo cắn.