Danh Mục Tài Liệu HACCP Và Lưu Ý Khi Xây Dựng HACCP [ Chi Tiết ]

Muốn xây dựng kế hoạch HACCP hiệu quả thì Tài liệu HACCP quan trọng như thế nào? Khi xây dựng HACCP cần đặc biệt chú ý những điểm gì? VINAQUALITY đã sẵn sàng mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích dưới đây, hãy cùng làm rõ vấn đề nhé.

 

Trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm việc xây dựng và áp dụng thành công tiêu chuẩn HACCP là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì nó mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo rằng hệ thống HACCP luôn được duy trì và kiểm soát theo đúng tiêu chuẩn. Theo đó, việc xây dựng danh mục tài liệu HACCP trước khi lên kế hoạch có ảnh hưởng rất lớn cho việc quản lý và có những lưu ý đặc biệt cần để tâm khi xây dựng HACCP. Hãy cùng VINAQUALITY tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Tổng quan về tài liệu HACCP

Tiêu chuẩn HACCP có tên tiếng anh là Hazard Analysis and Critical Control Points, là một hệ thống mang tính chất đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua việc phân tích, kiểm soát điểm giới hạn và phòng ngừa những nguy cơ trong quá trình chế biến và sản xuất thực phẩm.

Trước khi lên kế hoạch áp dụng hệ thống quản lý HACCP thì việc viết tài liệu HACCP là một việc vô cùng thiết yếu. Các doanh nghiệp có muốn thành công trong việc quản lý hệ thống đạt tiêu chuẩn hay không còn phụ thuộc vào nó. Tài liệu nên được đề xuất dưới dạng văn bản pháp quy về mặt hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tài liệu HACCP của doanh nghiệp trong sản xuất – chế biến cần phải có những hướng dẫn an toàn thực phẩm, quy trình, giám sát công việc, đánh giá, …

Ảnh minh họa: HACCP

 

Danh mục tài liệu HACCP

Danh mục tài liệu là nền tảng để xây dựng kế hoạch quản lý hệ thống an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp một cách đạt hiệu quả cao. Đóng vai trò nhất định trong việc làm tăng độ bám vào kế hoạch, tính phù hợp của kế hoạch HACCP. 

Danh mục tài liệu HACCP mà doanh nghiệp cần có để đạt được yêu cầu cũng như chứng nhận là:

  • Chính sách về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sổ tay HACCP.
  • Kế hoạch HACCP cụ thể.
  • Quy trình kiểm soát tài liệu.
  • Quy trình kiểm soát hồ sơ.
  • Quy trình đào tạo.
  • Quy trình kiểm soát thiết bị/thiết bị đo.
  • Quy trình xem xét hợp đồng.
  • Quy trình nhận biết xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm.
  • Quy trình thu hồi sản phẩm.
  • Quy trình đánh giá nội bộ.
  • Quy trình kiểm soát những sản phẩm không phù hợp hoặc đã bị hư hỏng.
  • Quy trình hành động khắc phục phòng ngừa.
  • Quy trình mua hàng.
  • Trách nhiệm quyền hạn đội ngũ HACCP.
  • Các sơ đồ: công nghệ, cấp nước, thoát nước, động vật gây hại…
  • Kế hoạch thẩm tra/thẩm định.
  • Vệ sinh cá nhân.

 

Danh mục tài liệu GMP trong HACCP

GMP là gì? GMP là viết tắt của từ Good Manufacturing Practice, bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất được áp dụng vào các đơn vị đóng gói thực phẩm, cơ sở gia công, thiết bị y tế, … Mục đích để đảm bảo chất lượng và an toàn trong các hoạt động.

Nếu muốn áp dụng thành công HACCP thì các tổ chức, doanh nghiệp cần phải nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng các nguyên tắc của GMP. Cụ thể như:

  • Tiếp nhận nguyên liệu.
  • Bắt đầu sơ chế.
  • Chế biến nguyên liệu.
  • Phân loại các nguyên liệu.
  • Cấp đông.
  • Dò kim loại.
  • Đóng gói sản phẩm.
  • Nhập kho.

 

Danh mục tài liệu SSOP hỗ trợ HACCP

SSOP là viết tắt của từ Sanitation Standard Operating Procedures: Có khái niệm là quy phạm vệ sinh, còn được hiểu theo nghĩa quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh.

SSOP trong HACCP

Ảnh minh họa: SSOP trong HACCP

 

Cấu trúc SSOP sẽ thay đổi dựa trên những thiết kế, kế hoạch của doanh nghiệp một cách phù hợp và tối ưu nhất. Các doanh nghiệp thường kiểm tra kỹ các điều kiện và vận dụng nó theo cách tốt nhất nhằm làm giảm các phát sinh xấu có thể xuất hiện trong các khâu chế biến góp phần làm tăng hiệu quả của HACCP.

Danh mục tài liệu SSOP hỗ trợ HACCP bao gồm những tài liệu cơ bản sau:

  • Tài liệu về công tác vệ sinh nhà xưởng.
  • Tài liệu về công tác vệ sinh bề mặt tiếp xúc.
  • Tài liệu về công tác vệ sinh cá nhân.
  • Tài liệu về công tác vệ sinh vật liệu bao gói.
  • Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.
  • Sử dụng và bảo quản hóa chất phụ gia.
  • Phương tiện vệ sinh.
  • Phòng ngừa và kiểm soát động vật gây hại.
  • Kiểm soát chất thải.
  • An toàn nước đá.

 

Những lưu ý khi xây dựng tài liệu HACCP

Một doanh nghiệp nếu muốn áp dụng thành công tiêu chuẩn HACCP thì phải đặc biệt lưu ý những điểm sau đây:

Ảnh minh họa: Những lưu ý khi xây dựng tài liệu HACCP

 

  • Các lãnh đạo và toàn bộ nhân viên phải hiểu và nắm rõ được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp của mình trong các khâu chế biến, sản xuất.
  • Doanh nghiệp phải mở lớp đào tạo nhận thức chung cho các nhân viên về HACCP.
  • Nên có sự đầu tư nguồn cho các công tác xây dựng kế hoạch, đánh giá, xây dựng tài liệu, …
  • Có khả năng triển khai một số chương trình như: SSOP hoặc GMP tại các đơn vị, cơ sở của doanh nghiệp.
  • Có khả năng văn bản hóa được các quy trình và cách thức sử dụng.

 

– XEM THÊM: Công ty cấp giấy chứng nhận ISO 22000 uy tín 

 

Các doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thì nên hiểu biết rõ ràng, ngọn ngành về tiêu chuẩn HACCP. Về bài viết danh mục “tài liệu HACCP” và những điều cần lưu ý khi xây dựng HACCP VINAQUALITY mang lại sẽ góp phần đem đến những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp bạn chuẩn bị tốt cho công tác xây dựng kế hoạch quản lý hệ thống của mình. Nếu các quý doanh nghiệp có nhu cầu cấp chứng nhận HACCP, gọi ngay chúng tôi qua Hotline: 0934 475 393 hoặc có thể trao đổi trực tiếp qua email: tieuchuansanphamvn@gmail.com để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)