Đồng hồ đo điện vạn năng là thiết bị cần thiết đối với một kỹ thuật viên điện. Nó giúp thực hiện đo điện trở, điện áp và đo dòng điện…. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các phép đo này giúp bạn thao tác nhanh, an toàn và hiệu quả hơn.
Đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều
Chức năng chính của đồng hồ vạn năng là đo điện áp và hầu hết các model đều có chức năng này.
Bước 1: Khi tiến hành đo, bạn cần di chuyển núm vặn về thang đo DC sau đó kết nối que đo với giắc cắm. Cần đảm bảo rằng, kết nối đúng để tránh các sự cố xảy ra.
Bước 2: Người dùng tiến hành chọn dải đo DCV. Để dải đo cao hơn so với điện áp cần đo. Ví dụ: Để đo điện áp DC 110V, bạn nên để ở dải 250V.
Bước 3: Đọc kết quả trên màn hình.
Ở đồng hồ vạn năng kim, điện áp thấp, kim báo lệch kim nhưng nếu để thang quá cao, kết quả sẽ không đảm bảo độ chính xác.
Trong quá trình đo, người dùng cũng cần lưu ý, chọn đúng thang đo tránh đo điện áp 1 chiều nhưng chọn thang xoay chiều. Nó không chỉ gây sai số mà còn khiến đồng hồ đo bị hỏng.
Đồng hồ vạn năng đo điện áp xoay chiều
Để thực hiện đo điện áp xoay chiều với đồng hồ vạn năng, bạn cần tham khảo các bước sau:
Bước 1: Di chuyển núm vặn sang ṽ sau đó chọn phạm vi đo. Nếu điện áp trong mạch không xác định, đặt phạm vi thành cài đặt điện áp cao nhất. Lưu ý: Một số đồng hồ vạn năng cao cấp trang bị chế độ Autorange, chức năng này giúp tự động chọn một phạm vi đo dựa trên điện áp hiện tại.
Bước 2: Kết nối đầu dò màu đen vào giắc COM. Tiếp theo chèn đầu dò đỏ vào giắc VΩ. Kết nối các thử nghiệm dẫn đến mạch: chì đen trước, đỏ thứ hai. Lưu ý: Không để ngón tay chạm vào đầu chì để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Đọc kết quả đo trên màn hình.
Đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Thông thường, ampe kìm là dụng cụ đo dòng với dải đo lớn, độ chính xác cao. Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng cũng có thể thực hiện tốt phép đo này với các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Kết nối que đo màu đen vào đầu COM (-) và que đỏ vào lỗ (A) nếu đo dòng lớn đến A hoặc que đỏ vào lỗ (mA) nếu đo dòng nhỏ.
Bước 2: Điều chỉnh thang đo và dòng điện muốn đo (AC hoặc DC) phù hợp.
Bước 3: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị
Lưu ý: Người dùng cần tìm hiểu kỹ thông số để xác định máy đo điện có thể đo dòng điện tối đa là bao nhiêu, tránh để qua tải gây hư hỏng thiết bị cũng như nguy hiểm cho người dùng.
Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Về cơ bản, đồng hồ vạn năng là thiết bị thông minh, cách sử dụng và đọc kết quả đo trên chúng không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo được đào tạo về chuyên môn để hạn chế sự cố xảy ra. Dưới đây là cách đo điện trở với thiết bị đa năng này:
Bước 1: Di chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở, nó được ký hiệu là Ω trên thân thiết bị.
Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng chung COM, que màu đỏ cắm vào cổng V/Ω.
Bước 3: Đặt 3 đầu que của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu của điện trở cần đo. Nên chọn thang đo sát với giá trị đo để đảm bảo kết quả chính xác cao.
Bước 4: Để đảm bảo, nên thực hiện đo lại lần thứ hai và ghi lại kết quả.
Bước 5: So sánh kết quả và đọc thông số chính xác nhất.
Lưu ý: Khi tiến hành đo điện trở, người dùng không đo khi mạch đang có điện để đảm bảo an toàn. Nếu điện trở nhỏ (<10Ω) nên để que đo và chân điện trở tiếp xúc để cho kết quả chính xác cao. Nếu đo điện trở lớn (> 10kΩ) tay bạn không được tiếp xúc đồng thời vào hai que đo bởi nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả.
Trên đây là cách thực hiện các chức năng cơ bản của đồng hồ vạn năng. Để sở hữu chiếc ampe kìm, đồng hồ đo điện chất lượng, khách hàng có thể liên hệ tới:
Công ty Cổ phần công nghệ THB Việt Nam
CHI NHÁNH HÀ NỘI
Website: maydochuyendung.com
30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
Tel: (024) 3793 8604 – 3219 1220
Email: sales@thbvn.com – info@thbvn.com
Zalo: 0904810817 – 0902148147
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11
Tel: (028) 6686 0682
Email: luan@thbvn.com – sales@thbvn.com
Zalo: 0979244335 – 0986568014