Bệnh hen suyễn là một bệnh lý về đường hô hấp gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một bệnh phổ biến ở trẻ em, người lớn tuổi và ngày càng xuất hiện nhiều hơn bởi các yếu tố như môi trường, nghề nghiệp. Cùng tìm hiều về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn qua bài viết dưới đ đây.
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen phế quản còn được gọi là hen suyễn là một bệnh liên quan đến đường hô hấp thường xuất hiện ở trẻ em và người cao tuổi.
Người bệnh bị hen suyễn gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bởi việc hoạt động thể lực quá mức sẽ gây ra những cơn hen, khó thở liên tục.
Nguyên nhân của bệnh hen suyễn
Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây ra hen suyễn có thể là do các yếu tố từ di truyền hoặc do thời tiết gây ra. Tuy nhiên đến nay vấn có nhiều tranh cãi về nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn này.
Một số nguyên nhân có thể gây bệnh hen suyễn được liệt kê bao gồm:
- Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn gây ra
- Nhiễm lạnh
- Hút thuốc lá, thuốc lào
- Môi trường độc hại, làm việc ở môi trường có hóa chất trong không khí
- Căng thẳng, lo âu, stress
- Làm việc lao lực hoặc tập luyện hao tốn thể lực
- Các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen, naproxen
- Bệnh lý trào ngược dạ dày
Dấu hiệu của bệnh hen suyễn
1. Ho khan
Ho khan là một dấu hiệu thường gặp nhất ở các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Đối với bệnh hen suyễn thì ho khan có thể là một dấu hiệu duy nhất và khiến mọi người lầm tưởng sang các bệnh lý hô hấp khác.
Triệu chứng ho khan ở người hen suyễn thường xuất hiện vào buổi tối khi đi ngủ. Hoặc khi nhiễm phải không khí lạnh sẽ khiến người bệnh lên cơn ho rất nhiều, có thể kèm theo đau tức ngực.
2. khó ngủ
Khó ngủ thường xảy ra ở những bệnh nhân hen phế quản, bởi những cơn ho vào ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ của họ. Tình trạng khó thở vào ban đêm cũng khiến người bệnh hen suyễn phải cố gắng hít thở khiến họ không ngủ được và gây ra mệt mọi vào ngày hôm sau.
3. Co rút
Hiện tượng co rút xảy ra ở những bệnh nhân bị hen phế quản, COPD khi những cơn khó thở ấp đến khiến cho da và cơ ở vùng cổ bị co thắt lại. Khi xảy ra hiện tượng co rút liên quan đến đường thở, bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
4. Mệt mỏi khi vận động
Các bệnh nhân bị hen suyễn thường được bác sĩ cho lời khuyên nên hạn chế vận động mạnh hoặc tham gia các hoạt động tiêu tốn quá nhiều thể lực. Bởi điều này có thể làm bộc phát các cơn khò khè, khó thở, đau tức ngực.
Ở những bệnh nhân bị hen phế quản mãn tính, các cơn khó thở, đau ngực sẽ diễn ra càng ngày càng dày hơn và cần đến các loại thuốc giãn phế quản để hỗ trợ giảm khó thở.
5. khó tiêu
Một tình trạng khác mà người bệnh hen phế quản hay gặp phải đó là chứng khó tiêu. Điều này là bởi một số bệnh nhân bị hen suyễn là do hiện tượng trào ngược axit dạ dày gây ra.
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Bệnh hen suyễn theo như tây y thì không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể sử dụng các loại thuốc cắt cơn hen, khó thở. Một số loại thuốc tây y dùng cho bệnh hen suyễn bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít
- Thuốc kháng Leukotriene
- Thuốc kháng Histamine
- Theophylline
Còn theo Đông y, với nguyên lý điều trị tận gốc bệnh, có một số bài thuốc có khả năng chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y, tiêu biểu là bài thuốc Ma Hoàng Thang cổ truyền.
Sản phẩm PQA Hen Suyễn dành cho người bị hen suyễn, hen phế quản
Với triết lý thuốc nam chữa bệnh trọng, Công ty CP Dược Phẩm PQA đã nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm PQA Hen Suyễn dựa trên bài thuốc cổ truyền nổi tiếng Ma Hoàng Thang. Giúp hỗ trợ giảm ho, khó thở và các cơn hen do hen suyễn gây ra.
Tham khảo thêm tại website chính thức của PQA: thaythuocnam.com.vn
Địa chỉ: QL 10, Tân Thành, Vụ Bản, Nam Định
Hotline: 0818288717
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh hen suyễn, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý đường hô hấp này.