Yêu cầu khảo sát
Khi tiến hành tính toán cọc cừ tràm cần phải khảo sát địa chất nơi công trình cần xây dựng. Và cọc cừ tràm cũng như nhiều cọc khác, nhà nước đã có tiêu chuẩn 20TCN 160 : 87 và tiêu chuẩn 20TCN 21:86 của Bộ Xây Dựng. Những kỹ sư thiết kế đều phải nắm rõ tất cả những yêu cầu này trước khi tính đến việc thiết kế công trình.
Công tác khảo sát
Công việc này là tiền đề để đưa ra cách tính cọc cừ tràm sau này. Và nó sẽ gồm 3 giai đoạn chính là: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm nén tĩnh cọc tràm ở ngoài hiện trường. Tương tự như yêu cầu khảo sát thì khảo sát địa hình sẽ tuân thủ theo các quy định mà Bộ Xây dựng ban hành.
Còn đối với công tác khảo sát địa chất công trình thì sẽ chú trọng vào các khâu: Số lỗ khoan không nên ít hơn 2 và với chiều sâu khảo sát từ 15 ÷ 20m theo yêu cầu của cơ quan thiết kế. Đối với thí nghiệm xuyên tĩnh và xuyên động tùy theo loại đất không nên ít hơn 5 hố còn thí nghiệm nén tĩnh cọc tràm không nên ít hơn 2.
Phân loại cọc tràm
Hiện nay theo các chuyên gia để tính toán cọc cừ tràm thì phải nắm được điều kiện làm việc của nó trong đất cũng như sơ đồ cấu tạo địa chất. Từ đó cọc tràm được phân thành 2 loại: cọc chống và cọc ma sát.
Cọc chống là mũi cọc đứng trên các nền đất ở trạng thái chặt hoặc tựa trên các loại đất dính (sét, sét pha cát) ở trạng thái cứng. Do đó lúc này sức kháng của đất ở dưới mũi cọc sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc chịu lực còn lực ma sát xung quanh thân cọc sẽ không được tính đến và được bỏ qua.
Và lưu ý để tính khối lượng cọc tràm thì nó cần được kiểm tra độ bền và khả năng uốn dọc khi chịu tải trọng giống như cọc gỗ hay cọc bêtông cốt thép. Và các trường hợp còn lại cọc tràm sẽ được tính theo cọc ma sát. Lúc này khả năng chịu tải sẽ dựa chủ yếu vào ma sát của đất xung quanh cọc công thêm sức kháng của đất dưới mũi cọc.
Cọc chống và cọc ma sát đều có những đặc tính yêu cầu riêng có của mình. Phải xác định được công trình xây dựng sẽ sử dụng loại nào để từ đó mới tính toán cọc cừ tràm chính xác và cụ thể.
Cách tính móng cọc cừ tràm
Mật độ quyết định rất lớn tới con số tính khối lượng cừ tràm cuối cùng. Tùy theo kết quả những công việc mà chúng ta đã thực hiện ở trên sẽ có được khoảng cách giữa các cọc hợp lý nhất. Và để tiện thi công thì các cọc sẽ được bố trí theo lưới hình ô vuông.
Cách tính cọc cừ tràm sẽ được tính theo khả năng chịu tải (theo trạng thái giới hạn thứ nhất) hoặc theo điều kiện biến dạng (theo trạng thái giới hạn thứ hai). Nếu các công trình chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng thì móng cọc cừ tràm sẽ được tính toán theo trạng thái giới hạn thứ 2. Khi đó, trong tính toán sẽ dùng tổ hợp tải trọng cơ bản ứng với các tải trọng và đặc trưng đất nền tiêu chuẩn. Còn các công trình tính theo trạng thái giới hạn thứ nhất sẽ có đặc điểm là xây trên nền đất mà dưới đó là nền đá.
Lời kết
Qua bài viết chúng ta có thể thấy tính toán móng cọc cừ tràm không phải là một công việc dễ dàng. Nó trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau mà mỗi công đoạn đều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận trong mỗi khâu để kết quả thu được là tốt nhất bởi xây dựng nền móng cho một công trình là một công việc có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Hy vọng bài viết đã mang lại cho độc giả một thông tin tham khảo hữu ích.
VỰA CỪ TRÀM THÁI DƯƠNG
Cung cấp cừ tràm, cừ bạch đàn, cừ dừa, phên tre, đóng cọc cừ tràm, cho thuê máy xúc tại TPHCM và các tỉnh
CHẤT LƯỢNG – UY TÍN
Địa chỉ : Tổ 51 – Khu Phố 3 – An Phú Đông – Quận 12 – TP.Hồ Chí Minh
Mr Dương : 0921.27.27.27
Email: kinhdoanh@cutram.net
Website: https://cutram.net