Máy nén khí là loại máy không thể thiếu trong đời sống hiện nay từ các hoạt động dân dụng cho đến các ngành, lĩnh vực công việc. Vậy dòng máy này là gì? Bạn đã hiểu rõ về thiết bị này chưa? Cùng Vinafarm tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin xung quanh máy nén khí qua bài viết này nhé.
1. Khái niệm máy nén khí
Máy nén khí là thiết bị gồm nhiều bộ phận kết hợp lại với nhau có chức năng làm năng lượng dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng nhiệt độ và áp suất của chất khí.
2. Công dụng máy nén khí
Tuy chỉ với một chức năng là cung cấp khí nén nhưng ứng dụng của máy nén khí vào đời sống là rất nhiều, cụ thể như sau:
– Ngành y tế: dùng để cung cấp oxy, khử trùng, làm sạch các thiết bị y tế, cung cấp khí nén cho ghế nha khoa,..
– Ngành chế biến thực phẩm: đóng bao bì, hút chân không,..
– Ngành bảo dưỡng xe: dùng để xịt, phun rửa xe, cung cấp khí nén cho trụ nâng,..
– Trong xây dựng: dùng để phun sơn, các thiết bị cẩu hàng, điều khiển thiết bị tự động hóa,..
– Ngành khai thác khoáng sản: thông gió, khoang, thăm dò độ sâu,..
Đó là những ứng dụng thường thấy nhất của máy nén khí, ngoài ra thì máy nén khí còn có thể được dùng để thông cống, máy nén khí thợ lặn, máy nén khí công nghiệp,..
3. Phân loại máy nén khí
Với sự phổ biến của mình trong nhiều ngành nghề nên máy nén khí rất đa dạng mẫu mã, thiết kế. Do đó việc phân loại máy nén khí là hết sức cần thiết để người dùng có thể dễ dàng chọn được loại máy phù hợp với nhu cầu của mình. Để phân loại máy nén khí có thể dựa vào nhiều yếu tố: thông số kỹ thuật, môi trường làm việc, cách vận hành,… nhưng tựu chung lại có 2 nhóm chính là máy nén khí có dầu và không dầu.
3.1 Máy nén khí có dầu
Loại máy này dùng dầu để hoạt động và làm mát động cơ bên trong do đó khi hoạt động lượng khí nén được sinh ra kèm theo hơi dầu làm cho khí không sạch hoàn toàn.
Do tính chất như vậy máy nén khí có dầu được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp nặng, không có đòi hỏi quá cao về chất lượng khí nén.
Ưu điểm
– Giá thành rẻ, chi phí bảo dưỡng không tốn kém như máy không dầu.
– Các loại máy nén khí mini có dầu có khả năng nạp khí nhanh, lượng khí nạp trong 1 lần là khá nhiều do đó không gây gián đoạn quá trình sử dụng cho người dùng.
– Công suất đa dạng từ 0.75Kw à 11Kw giúp người dùng có thể chọn loại máy phù hợp với nhu cầu khác.
Nhược điểm
Như đã biết mặt hạn chế của máy nén khí có dầu là khí nén chỉ sạch 50%, ngoài ra máy còn có những hạn chế khác như:
– Khi vận hành máy khá rung do đó tạo ra tiếng ồn khá lớn đôi khi gây khó chịu cho xung quanh
– Rất dễ bám dầu nhớt vào quần áo, tay chân người sử dụng gây mất vệ sinh.
3.2 Máy nén khí không dầu
Rất nhiều người sẽ nghĩ rằng loại máy này không sử dụng dầu để hoạt động. Đó là kiến thức sai bởi loại máy này vẫn hoạt động bằng dầu, điểm khác biệt so với máy có dầu là sử dụng nước RO để làm mát động cơ đốt trong.
Ưu điểm
Ưu điểm tuyệt vời của loại máy nén khí không dầu mini là lượng khí nén sinh ra sạch hoàn toàn 100%, tinh khiết, không mùi, không gây hại. Ngoài ra máy có các ưu điểm sau:
– Máy nén khí không dầu có trọng lượng nhẹ kết hợp với bánh xe bên dưới thân máy giúp cho việc di chuyển thuận tiện và dễ dàng.
– Không cần phải kiểm tra hay thay thế dầu định kỳ, tiết kiệm được phần nào chi phí sử dụng cho người dùng.
– Có thể vận hành ở nhiệt độ cao mà không sợ nóng và bị ngừng hoạt động.
– Vận hành khá êm và không ồn như máy có dầu.
Với các ưu điểm trên nên máy được dùng rất nhiều trong công việc có liên quan đến sức khỏe con người như y tế, nha khoa, chế biến lương thực, thực phẩm,..
Nhược điểm
– Máy nén khí hay bị gián đoạn do thường nhanh hết dầu.
– Giá thành và chi phí bảo dưỡng cao hơn so với dòng máy khác.
– Với việc không sử dụng dầu để bôi trơn nên các bộ phận bên trong không được bảo dưỡng tốt sẽ rất nhanh xuống cấp, hư hỏng.
3.3 Các cách phân loại khác
Phân loại dựa vào thông số kỹ thuật:
- Máy nén khí phân theo HP, Kw: phân loại dựa vào công suất của máy.
- Máy nén khí phân theo Lít : phân loại dựa vào lưu lượng khí của máy có thể cung cấp trong khoảng thời gian nhất định.
- Máy nén khí phân theo Kg: dựa vào áp lực khí nén để phân loại máy
- Máy nén khí phân theo Vol: Phân loại dựa vào nguồn điện hay điện thế máy sử dụng.
Phân loại dựa vào môi trường làm việc:
- Máy nén khí rửa xe
- Máy nén khí mini phun sơn
- Máy nén khí nha khoa
Phân loại dựa vào nguyên lý vận hành:
- Máy nén khí trục vít
- Máy nén khí ly tâm
- Máy nén khí piston
4. Lưu ý khi mua máy nén khí
Tuyệt đối không ham máy nén khí giá rẻ so với mức giá trung bình trên thị trường, bởi đây thường là hàng rởm, hàng nhái có chất lượng kém.
Không mua máy cũ, đã qua sử dụng bởi chúng sẽ không đảm bảo chất lượng cũng hư hiệu quả công việc, không đảm bảo được nguyên mẫu phụ kiện bên trong.
Do đó để đảm bảo máy nén khí tốt nhất bạn nên tìm tới các thương hiện uy tín tốt nhất hiện nay để mua. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu ổn như máy nén khí Hàn Quốc, Nhật Bản có chất lượng tốt đi đôi với giá thành cao. Ngoài ra các dòng máy nén khí Việt Nam tiêu biểu là máy nén khí Vinafarm có giá thành hấp dẫn và chất lượng không kém là bao đang là xu hướng lựa chọn hiện nay. Xem ngay các loại máy nén khí giá hấp dẫn nhất của Vinafarm bạn không nên bỏ qua.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về máy nén khí và các phân loại máy nén khí phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Nếu bạn có nhu cầu sở hữu máy nén khí thì liên hệ với Vinafarm qua hotline 0982 847 502 để được tư vấn chi tiết.