Chắc hẳn cụm từ “Bảo hiểm” hay “ bảo hiểm xã hội” đã quá quen thuộc với bạn. Vậy, Bảo hiểm xã hội là gì ? Bảo hiểm xã hội được sử dụng với mục đích gì ? Các loại BHXH đang được thực hiện ngày nay gồm loại nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc.
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động, hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
BHXH được hình thành dựa trên sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động. 3 yếu tố quan trọng trong BHXH:
- Đối tượng được hưởng BHXH.
- Điều kiện được hưởng BHXH.
- Mức hưởng và thời hạn hưởng trợ cấp BHXH.
Vai trò, quyền lợi khi tham gia BHXH.
BHXH có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với lao động làm công ăn lương. BHXH mang lại sự ổn định và đảm bảo cuộc sống cho người được hưởng. Khi có rủi ro, sự cố bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chắc chắn nhận được hỗ trợ từ bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng tài chính, duy trì mức sống tối thôi cho người lao động.
Hơn nữa, BHXH hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người được hưởng bảo hiểm.
Những quyền lợi cơ bản mà bạn nhận được khi tham gia chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước:
- Được tham gia và hưởng các chế độ của BHXH theo Luật BHXH.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH, nhận lại sổ BHXH khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc cơ quan được ủy quyền, nhận thông qua tài khoản của người hưởng BHXH, thông qua công ty – tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
- Được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang nghỉ hưu, đang nghỉ việc nhận trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp ốm đau.
- Trường hợp suy giảm khả năng lao động được giám định bởi cơ sở y tế có thẩm quyền, được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
- Ủy quyền nhận lương hưu, các khoản trợ cấp… cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ.
- Người tham gia BHXH được quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Các loại bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại là bắt buộc và tự nguyện.
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia chế độ này dù có nhu cầu hay không.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ sau: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Tại nước ta, Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin 1 cách chi tiết nhất về bảo hiểm xã hội hy vọng bạn đọc đã có những hình dung cơ bản nhất về BHXH từ đó sử dụng hợp lý cho bản thân và gia đình. Chúc bạn thành công!